Cháy loa là một vấn đề khiến người dùng âm thanh đau đầu, bất kể đó là trong hệ thống karaoke tại gia, quán bar, sân khấu chuyên nghiệp hay hệ karaoke gia đình sử dụng thường xuyên vào những dịp Lễ Tết. Nhiều người thường cho rằng nguyên nhân chính là do mở âm lượng ampli quá lớn, nhưng thực tế, hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố kỹ thuật khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân gây cháy loa không chỉ giúp bạn bảo vệ thiết bị mà còn cải thiện chất lượng âm thanh trong quá trình sử dụng.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là lựa chọn ampli có công suất không phù hợp với loa. Nhiều người nghĩ rằng ampli có công suất lớn dễ làm cháy loa treble, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Loa được thiết kế để chịu được tín hiệu lớn gấp 2-3 lần công suất định mức trong thời gian ngắn mà không gây hư hại.
Sử dụng sai điểm phân tần khi thiết lập hệ thống là một nguyên nhân thường gặp khác. Loa treble được thiết kế để hoạt động trong một dải tần số cụ thể. Nếu điểm phân tần được đặt quá thấp, loa treble sẽ phải chịu tải công suất cao hơn khả năng chịu đựng, dẫn đến cháy loa.
Equalizer là công cụ hỗ trợ tối ưu hóa âm thanh, nhưng khi sử dụng không đúng cách, nó có thể làm hỏng loa. Nhiều người thường tạo đồ thị âm thanh dạng “V” bằng cách tăng mạnh dải tần cao (treble) và thấp (bass) so với dải trung (mid). Nếu các tần số này tăng hơn 10dB so với mức bình thường, loa treble dễ bị quá tải và cháy.
Một nguyên nhân phổ biến khác đến từ cách sử dụng micro trong các hệ thống âm thanh. Khi micro được đặt quá gần loa hoặc hướng trực tiếp vào loa, hiện tượng hồi tiếp âm thanh (howling) sẽ xảy ra. Tín hiệu hồi tiếp này chứa năng lượng cao, tạo ra dòng điện lớn chạy qua cuộn dây loa treble, dẫn đến cháy.
Một số người cho rằng để loa an toàn, chỉ cần giảm attenuator (núm điều chỉnh) trên ampli xuống mức -6dB hoặc -10dB. Tuy nhiên, cách làm này buộc tiền khuếch đại phải tăng tín hiệu đầu vào lên cao hơn, dẫn đến hiện tượng méo tín hiệu hoặc cắt đỉnh (clipping). Khi tín hiệu bị cắt đỉnh, các thành phần treble bị đẩy lên quá mức, gây ra nguy cơ cháy loa treble.
Nhiều trường hợp cháy loa xảy ra khi ampli không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu của loa. Khi ampli hoạt động quá tải, tín hiệu đầu ra không còn là dạng sóng sine mà trở thành sóng méo với nhiều thành phần tần số cao không mong muốn.
Giải pháp: Chọn ampli có công suất phù hợp với loa, đảm bảo đáp ứng đầy đủ dải động của tín hiệu âm thanh mà không gây méo tiếng.
Địa chỉ và thông tin liên hệ